7 tiêu chuẩn lắp đặt thang máy tại Việt Nam năm 2023

1. TCVN 6396-28:2013 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

TCVN 6396-28:2013 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, đề cập đến những yêu cầu để đảm bảo an toàn trong cấu tạo thang máy và việc lắp đặt thang máy gia đình. Đây được xem là một trong những quy chuẩn cần thiết và quan trọng nhất trong số các quy chuẩn về thang máy được ban hành trước đó.

Tiêu chuẩn TCVN 6396-28:2013 bao gồm các phần:

TCVN 6395:2008: Áp dụng đối với dòng thang máy điện. Đề cập đến yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998): Áp dụng đối với dòng thang máy thủy lực. Đề cập đến yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000): Áp dụng với dòng thang máy chở hàng dẫn động điện và thang máy động cơ thuỷ lực. Quy định về an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy.

TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003): Quy định về việc báo động khi có tình huống khẩn cấp trong thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người.

TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003): Áp dụng đối với tất cả các dòng thang máy. Nêu rõ việc kiểm tra và thử nghiệm tính chịu lửa của thang nhằm đảm bảo an toàn trong cấu tạo thang và quy trình lắp đặt thang máy.

TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003): Áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người. Quy định đặt ra vấn đề về khả năng tiếp cận thang máy của con người (kể cả người khuyết tật).

TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006): Áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người.Quy định những vấn đề của thang máy chống phá hoại trong quá trình sử dụng.

TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003): Áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người. Quy định về các điều kiện an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy trong thang máy chữa cháy.

TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005): Áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người. Đề cập đến trạng thái của thang máy trong trường hợp xảy ra hoả hoạn.

TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003): Áp dụng cho toàn bộ dòng thang máy đang sử dụng trên thị trường. Quy định những yêu cầu trong quá trình cải tiến độ an toàn cho dòng thang máy chở người cũng như thang máy chở hàng kèm người.

tiêu chuẩn lắp đặt thang máy tại Việt Nam năm 2023
Tiêu chuẩn lắp đặt thang máy tại Việt Nam năm 2023

Tham khảo thêm bài viết “Những quy định về thang máy gia đình“.

2. TCVN 5744: 1993 – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

Đây là quy định được ban hành từ năm 1993 về yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy. Theo đó, tiêu chuẩn an toàn của thang máy này chỉ rõ những thông số cơ bản.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các dòng thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người.

Những quy định bao gồm:

– Điều kiện để lắp đặt thang máy với từng loại thang nhập khẩu hoặc thang liên doanh.

– Những yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo an toàn đối với những đơn vị lắp đặt thang máy.

– Những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn trong việc lắp đặt thang máy.

– Những quy tắc nghiệm thu thang máy sau khi quy trình lắp đặt thang máy hoàn tất.

– Những quy định về vấn đề sử dụng thang máy.

Xem thêm bài viết “Những quy định về kiểm định thang máy“.

3. TCVN 5866: 1995 – Cơ cấu an toàn cơ khí

An toàn cơ khí là một trong những tiêu chuẩn an toàn thang máy quan trọng hàng đầu trong quá trình lắp đặt thang máy. Vì vậy, khách hàng cũng nên tham khảo TCVN 5866: 1995.

Tiêu chuẩn này quy định các kỹ thuật liên quan đến cơ cấu kỹ thuật như: bộ khống chế vận tốc cabin, khóa tự động của cửa thang, giảm chấn và cữ chặn cabin,…Những quy định này đều nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh tối đa những rủi ro khi sử dụng.

Những quy định bao gồm:

– Các yêu cầu đảm bảo an toàn đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) thang máy.

– Những điều kiện an toàn đối với cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin thang máy (đối trọng).

– Yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo an toàn của cơ cấu giảm chấn và cữ chặn của cabin (đối trọng) thang máy.

– Yêu cầu đảm bảo an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy, áp dụng cho khóa tự động cửa tầng thang máy.

4. TCVN 6904: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Được ban hành và sử dụng rộng rãi vào năm 2001, quy chuẩn TCVN 6904: 2001 đặt ra một số phương pháp thử độ an toàn trong cấu tạo thang và lắp đặt thang máy, áp dụng với đối tượng là dòng thang máy dẫn động điện, quy định trong TCVN 6395: 1998.

Những quy định bao gồm:

– Thử độ an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.

– Tiến hành thử độ an toàn của thang máy khi hoàn tất quá trình cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu.

– Thử thách độ an toàn của thang máy sau khi đã khắc phục xong sự cố tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra.

– Kiểm tra độ an toàn của thang máy ngay sau khi thang máy hết thời hạn sử dụng.

– Tiến hành kiểm tra độ an toàn thang máy khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý về an toàn lao động.

Bài viết “Những tiêu chuẩn cấp nguồn cho thang máy“.

5. TCVN 6905: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt của thang máy thủy lực

Đây là tiêu chuẩn áp dụng duy nhất cho dòng thang sử dụng công nghệ thủy lực và cũng tập trung vào các phương pháp thử yêu cầu an toàn. Tương tự như tiêu chuẩn 6904: 2001, các giai đoạn thử tính an toàn cũng là sau khi lắp đặt, sau khi cải tạo, sau khi xảy ra tai nạn, hết hạn sử dụng hay theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

6. TCVN 6396: 1998 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đối với thang máy thủy lực

TCVN 6396: 1998 là quy chuẩn dành riêng cho dòng thang máy động cơ thuỷ lực có phương di chuyển là phương thẳng đứng hoặc nghiêng nhưng không vượt quá 15 độ so với phương thẳng đứng.

Trong quy chuẩn quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn về cấu tạo thang máy và an toàn trong quá trình lắp đặt thang nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận hành thang máy chở hàng và thang máy chở người.

Về sau, quy chuẩn này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng TCVN số 6395, ban hành năm 2008, quy định chi tiết hơn về các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn thang máy.

7. TCVN 6395:2008 – Quy chuẩn thang máy gia đình

Là quy định ra đời sau với mục đích thay thế TCVN 6395: 1998, TCVN 6395: 2008 được ban hành bởi bộ Công nghệ và Khoa học Việt Nam.

Đây là tiêu chuẩn duy nhất liên quan đến thang máy gia đình. Trong đó, hầu hết các tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị di chuyển theo chiều thẳng đứng đều hướng đến các vấn đề như lắp đặt, cơ chế dừng ở các tầng xác định, độ nghiêng, diện tích, độ thẳng đứng của thang,…

Với tiêu chuẩn này, các gia chủ có nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình cần bám sát tham khảo, đảm bảo các bước lắp đặt, vận hành đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn. Nhờ đó, thang máy không chỉ vận hành trơn tru mà còn vô cùng an toàn.


Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt thang máy, mua thang máy tại Hải Phòng hoặc quan tâm đến các sản phẩm thang máy như: thang máy tải khách, thang máy lồng kính, thang máy quan sát, thang máy tải thực phẩm, thang máy tải hàng, thang máy bệnh viện hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Thang máy ELUX VIỆT NAM cam kết sẽ mang những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

“Chất Lượng là sứ mệnh, Thành công là điểm đến” – Đó là khẩu hiệu và mục tiêu của ELUX VIỆT NAM !

CÔNG TY TNHH THANG MÁY ELUX VIỆT NAM – CHUYÊN CUNG CẤP, LẮP ĐẶT VÀ BẢO TRÌ THANG MÁY TẠI HẢI PHÒNG

Địa chỉ: Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng

VPĐD: 178 Nguyễn Cộng Hòa, Hải Phòng

Hotline: 0932.99.55.99

Fanpage: ELUX VIỆT NAM

Facebook